CÁC DỊCH VỤ
Cung cấp, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa :
Dịch vụ xây lắp và bảo trì chuyên nghiệp.
Đường dây và trạm biến thế.
Máy phát điện, động cơ điện.
Thiết bị điện công nghiệp và dân dụng.
Tủ điện các loại, tủ tụ bù công suất phản kháng.
CÁC TIỆN ÍCH
Báo giá
Tải phần mềm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thiết kế tụ bù.
Cách chọn công suất tụ tủ bù.
Giải pháp tiết kiệm điện.
Tính toán sử dụng ACB, MCB, MCCB.
Công nghệ mới Busduct.

THỊ TRƯỜNG
Khai thác nguồn năng lượng mặt trời tại Việt Nam (25/02/2009).
Nguồn năng lượng tương lai từ tia hồng ngoại (25/02/2009).
Thiết bị tiết kiệm điện: thực hư ra sao? (25/02/2009).
Cháy trạm biến thế gần cây xăng cầu Tân Thuận 2 (25/01/2009).
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

HOTLINE

0903 943 963



THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 3
Lượt truy cập 000036065

Thách thức mới của điện lực Việt Nam
25.12.2009 11:24

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, nhu cầu điện năng của Việt Nam ngày càng tăng mạnh với tốc độ bình quân khoảng 16% hàng năm. Và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay sẽ tiếp tục tạo đà cho nhu cầu về điện năng ngày càng tăng cao…

Cần nhiều tỷ USD!

Trao đổi với phóng viên VOVNEWS, ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: để đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng cao, cần phải có một nguồn vốn rất lớn, lên tới nhiều tỷ USD. Theo đó, ngày 18/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 110, phê duyệt tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 6, từ 2006-2015. Theo Quyết định này, từ 2006-2015, đất nước có nhu cầu về điện tăng thêm khoảng 58.000 MW. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp giao cho Tập đoàn Điện lực việt Nam tiến hành xây dựng, phát triển khoảng 33.000 MW. Còn lại, các nhà đầu tư ngoài EVN sẽ đầu tư khoảng 25.000 MW. Với 33.000 MW được Chính phủ giao, EVN sẽ phải xây dựng 44 nhà máy, trong đó có 19 nhà máy hiện đang xây dựng và EVN sẽ phải tập trung xây dựng  thêm 25 nhà máy  nữa.

Theo ông Thanh, tổng nhu cầu vốn đầu tư vào phát triển điện lực giai đoạn 2006-2015, EVN cần đến khoảng 690.000 tỷ đồng, tương đương với khoảng 40 tỷ USD và đây là nhu cầu vốn rất lớn- một “gánh nặng” đối với ngành điện, đặc biệt là đối với EVN. Tuy nhiên, bằng mọi cách EVN sẽ tìm giải pháp để thu xếp nguồn vốn này từ nguồn vốn tự có, phát hành trái phiếu, vay tín dụng… EVN cũng đang đặt vấn đề làm sao để cố gắng  thu hút được các nguồn vốn ODA, tín dụng thương mại, các nhà tài trợ vốn nước ngoài. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)- một trong những nhà tài trợ lớn nhất của EVN thời gian qua cũng đã giúp EVN nhiều trong quá trình phát triển. Đặc biệt, dự án Mông Dương I mà ADB tài trợ là nguồn động lực lớn để giúp EVN thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị mà Thủ tướng Chính phủ đã giao…

Cũng theo ông Phạm Lê Thanh, quy hoạch điện 6 mà EVN đang tiến hành là một chiến lược phát triển hệ thống điện trong 10 năm, từ 2006-2015, nhằm sẵn sàng có nguồn điện để đáp ứng nhu cầu điện năng, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đất nước, đặc biệt là giữ vững ổn định để thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài. EVN gọi kế hoạch phát triển điện giai đoạn này là một  tổng sơ đồ. Trong tổng sơ đồ này, EVN phải chịu trách nhiệm thực hiện 57%, các đơn vị ngoài EVN, kể cả các nhà đầu tư  nước ngoài, các hình  thức đầu  tư BOT…chiếm khoảng 43%…

Khó khăn phải đối mặt

Trả lời câu hỏi bên cạnh nhu cầu về nguồn vốn lớn, quy hoạch điện  6 còn có những vấn đề gì cần quan tâm, ông Phạm Lê Thanh cho rằng, với quy hoạch này, hiện nay EVN cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và phải báo cáo với Thủ tướng Chính phủ để giải quyết. Vấn đề thứ nhất, theo EVN là sự hình thành nên những trung tâm điện lực lớn, lên đến khoảng trên 4000 MW. Trong đó, mỗi dự án bình quân khoảng 1000 MW…Với giá cả hiện nay trên thị trường thế giới, khả năng vượt trên 20.000 tỷ đồng cho một dự án là rất lớn. Trong khi đó, theo quy định, những dự án vượt ra khỏi 20.000 tỷ đồng buộc phải trình Quốc hội xem xét, thông qua. Vì thế EVN phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ, báo cáo với Quốc hội, tìm cách tháo gỡ thì mới phê duyệt nhanh được các dự án. Khó khăn thứ 2, ông Thanh trích dẫn lại ý kiến của Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam rằng, trước năm 2015, về căn bản sẽ khởi công và khai thác hết các nhà máy thuỷ điện. Chính vì thế, điện nguyên tử chỉ có khả năng xuất hiện từ sau năm 2020 trở đi. Chính vì thế, giai đoạn 2010-2020, EVN sẽ phải tập trung vào các dự án nhiệt điện từ than là chính. Nếu dựa vào than, các nguồn than trong nước dự kiến đến 2012-2013 là bắt đầu không đáp ứng được. Do đó, EVN phải xem xét đến khả năng nhập khẩu than từ một số nước quanh khu vực như Indonesia, Australia...

Tuy nhiên, ông Thanh nhấn mạnh: Nếu nhập khẩu than, bắt buộc phải có những cảng biển nước sâu, tiếp nhận được tàu từ 10 vạn tấn –20 vạn tấn. Làm sao để có giá than cạnh tranh, chấp nhận được để phát điện? Tìm được nguồn than, xây dựng được những cảng tiếp nhận, với giá than cạnh tranh nhất đang là một điều EVN cho là rất khó khăn…





Những bản tin khác:



OverviewKilnFurnaceEuropeRingShoot1EuropeRingShoot3Reflectarybrick
TÌM KIẾM

  

DỰ ÁN TIÊU BIỂU
Lắp đặt thiết bị điện cho nhà máy xi măng Hạ Long
Hoàn thiện lắp đặt Máy biến áp 20MVA-22/6,3KV.
Hệ thống cáp do công nhân Seecom lắp đặt.
CÔNG NGHỆ MỚI
THÔNG TIN CẦN BIẾT
CÁC ĐỐI TÁC


CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KỸ THUẬT ĐIỆN SÀI GÒN
Địa chỉ : 231 - 233 Lê Thánh Tôn, P. Bến Thành , Quận 1, TP. Hồ Chí Minh                                                                                                           Copyright © 2009 by SEECOM Co., Ltd
Điện thoại:  -  (84) 903.943.963  -  Fax: 
Website:
www.seecom.com.vn                 Email: info@seecom.com.vn